Quảng cáo

Kéo dài thời gian dùng pin cho thiết bị di động

Thứ Hai, tháng 4 14, 2014 |

Kéo dài thời gian dùng pin cho thiết bị di động

Các thủ thuật dưới đây hữu ích cho người dùng laptop, smartphone hay tablet để tăng thời gian sử dụng, đồng thời cũng có những lưu ý để tăng tuổi thọ cho pin thiết bị.
Pin thiết bị di động về mặt kỹ thuật đã được thiết kế với dung lượng định sẵn (thường được đo bằng đơn vị mAh) và người dùng hoàn toàn không thể can thiệp để có thể tăng số mAh này lên. Vì vậy, nếu công suất điện năng của pin thiết bị là một con số hữu hạn, rõ ràng bạn chỉ còn cách là giảm lượng điện năng tiêu thụ để kéo dài thời gian sử dụng pin.
Có nhiều cách để tiết kiệm pin như tắt hẳn hay giảm tần suất sử dụng một số tính năng không cần thiết, tương tự như cách mà bạn tắt bớt đèn hay các thiết bị điện gia dụng trong gia đình để tiết kiệm điện. Những thủ thuật này sẽ đặc biệt có ích khi bạn đi đến những nơi không có nguồn điện để sạc.
Giảm độ sáng màn hình
Một trong những thủ thuật đơn giản và dễ thực hiện nhất là giảm độ sáng màn hình hoặc tắt màn hình laptop khi không sử dụng trong một thời gian ngắn. Màn hình hiển thị của thiết bị di động là một trong những thành phần “ngốn” điện năng nhiều nhất.
Xem thêm…

6 điểm cần lưu ý nếu muốn mua smartphone không lạc hậu trong 2 năm tới

Thứ Sáu, tháng 5 31, 2013 |

6 điểm cần lưu ý nếu muốn mua smartphone không lạc hậu trong 2 năm tới

Nếu bạn đang có ý định sắm smartphone và không muốn dế cưng của mình biến thành "đồ cổ" trong vòng 2 năm tới, có 6 điểm mà bạn cần hết sức chú ý.
Trong vài năm vừa qua, smartphone đã trở nên hết sức phổ biến. Ngày hôm nay, khi chúng ta nói chuyện về "điện thoại di động", chúng ta thường nói về smartphone nhiều hơn là điện thoại phổ thông. Nhờ có tính đa dạng của mình, Android là lý do smartphone có thể tấn công vào phân khúc giá rẻ của thị trường, đem những tính năng"thông minh" đến đông đảo người dùng. Tại phân khúc này, Android sẽ không thực sự thành công nếu như không có những công ty như Pantech (Sky) hoặc Micromax – Những công ty liên tục tung ra các mẫu điện thoại có cấu hình "cao cấp" nhưng giá lại khá mềm.
Nếu như đối với bạn, smartphone là một khoản đầu tư thì bạn nên tính đến việc sử dụng khoản đầu tư này trong vòng 2 năm đó là vòng đời hợp lý nhất của sản phẩm. Với tốc độ phát triển hiện tại của ngành công nghệ, phần lớn các mẫu smartphone đều nằm trên kệ khoảng 1 năm nếu như chúng đủ may mắn. Các nhà sản xuất ngừng cung cấp các bản cập nhập trong vòng 6 – 8 tháng, trừ trường hợp sản phẩm là một chiếc smartphone rất thành công (như Galaxy S3) hoặc có lỗi ảnh hưởng đến phần đông người dùng.
Trong trường hợp bạn muốn mua một chiếc smartphone mới, có một vài điều bạn phải quan tâm nghiên cứu trước khi bỏ tiền ra. Đây là những tính năng cực kỳ căn bản theo đánh giá của trang công nghệ Tech2.in, và nếu như chiếc smartphone mơ ước của bạn thỏa mãn những điều kiện này, bạn có thể yên tâm rằng trong 2 năm tới chiếc smartphone này vẫn chưa thành "cục gạch" vô dụng.

Màn hình HD

6 điểm cần lưu ý nếu muốn mua smartphone không lạc hậu trong 2 năm tới
Màn hình 720p với kích cỡ 5 inch đem lại cho bạn mật độ điểm ảnh/inch khá cao giúp hình ảnh và chữ hiển thị sắc nét. Dựa trên kích cỡ màn hình mà bạn muốn sử dụng, hãy cố gắng tìm một chiếc smartphone có mật độ điểm ảnh/inch (ppi) từ 250 trở lên. Thực tế, mật độ 320ppi là tốt nhất vì lên trên mức này, mắt người không thể phân biệt được nữa. Để tính ra thông số điểm ảnh/inch, bạn có thể sử dụng công cụ DPI Calculator: Bạn chỉ cần nhập vào độ phân giải và kích cỡ màn hình.
Ngoài ra, việc các nhà sản xuất đang "quá tay" trong việc nhồi nhét pixel vào màn hình là có thật. Các mẫu smartphone Android cao cấp nhất hiện nay như Galaxy S4 và HTC One đều có màn hình độ phân giải Full HD (1080p) và chắc chắn xu hướng đó sẽ tiếp tục trong một thời gian dài. Tuy vậy, nếu như bạn đang để mắt tới một chiếc điện thoại 6 inch trở lên, thì độ phân giải 1080p cũng đồng nghĩa với mật độ điểm ảnh/inch vào khoảng 320ppi. Cho dù số lượng smartphone có màn hình lớn như vậy vẫn là khá hạn chế, hãy luôn luôn nhớ tới độ phân giải và mật độ điểm ảnh/inch để chắc chắn rằng mình sẽ mua được một chiếc điện thoại có màn hình sắc nét.

2GB RAM

6 điểm cần lưu ý nếu muốn mua smartphone không lạc hậu trong 2 năm tới
Hoạt động của smartphone nói chung chịu ảnh hưởng lớn từ lượng RAM mà máy sở hữu. Dựa vào tiêu chuẩn nói chung hiện nay, có thể nói 2GB là một xuất phát điểm tốt. Sự khác biệt giữa 1GB và 2GB sẽ không rõ ràng khi chạy các tác vụ bình thường của hệ điều hành, song các ứng dụng nặng ký như các trò chơi (vốn thường tải đồ họa chiếm nhiều bộ nhớ lên RAM) chắc chắn sẽ hưởng lợi từ bộ nhớ RAM lớn. Windows Phone 8 được thiết kế để chạy tốt trên 512MB hay 1GB RAM, song rất tiếc đối với Android, 2GB mới là sự đảm bảo an toàn cho tương lai.

Ít nhất là 16GB bộ nhớ (trong trường hợp không có khe cắm thẻ nhớ)

6 điểm cần lưu ý nếu muốn mua smartphone không lạc hậu trong 2 năm tới
Giống như laptop, việc lắp thêm thẻ nhớ cho smartphone sẽ giúp bạn đem theo mình thêm nhiều file ảnh và nhạc ưa thích, quay những đoạn video HD dài hơn và cài những ứng dụng/trò chơi nặng ký hơn. Rất tiếc, không phải tất cả các mẫu smartphone đều có tính năng này, đặc biệt là các mẫu cao cấp. Điều đó có nghĩa rằng bạn phải dành nhiều thời gian hơn cho việc quản lý file trên điện thoại của mình.
Nếu như bạn đang tính tới việc mua một chiếc smartphone không hỗ trợ thẻ nhớ, hãy nhớ mua một chiếc có bộ nhớ trên 16GB. Lý do là hệ điều hành bao giờ cũng sẽ chiếm mất 2GB bộ nhớ trong hoặc hơn, và do vậy bộ nhớ 8GB trở xuống là không đủ.

Hãy mua smartphone có vi xử lý 2 nhân Cortex-A9 hoặc 4 nhân Cortex-A7 trở lên

6 điểm cần lưu ý nếu muốn mua smartphone không lạc hậu trong 2 năm tới
Số lượng nhân của vi xử lý và tốc độ xung nhịp cao chưa chắc đã đảm bảo đem lại một chiếc smartphone hoạt động mượt mà. Đôi khi, vi xử lý 2 nhân còn có thể nhanh hơn vi xử lý 4 nhân, ví dụ điển hình nhất là Galaxy S3. Phiên bản Hoa Kỳ của Galaxy S3 sử dụng vi xử lý Qualcomm 2 nhân và nhanh hơn cả phiên bản quốc tế sử dụng vi xử lý Exynos 4412 lõi tứ của Samsung.
Tìm ra vi xử lý "hoàn hảo" cho chiếc smartphone của bạn là một điều gần như không thể, do các nhà sản xuất tung ra rất nhiều sản phẩm và các vi xử lý có thể chạy rất tốt một ứng dụng song lại tỏ ra quá chậm chạp khi chạy một ứng dụng khác. Tuy vậy, nói tóm lại, một vi xử lý 2 nhân tốc độ cao có thể đảm bảo smartphone của bạn sẽ chạy các bản cập nhật hệ điều hành trong 2 năm tới một cách mượt mà.
Hiện nay, các vi xử lý của ARM đang được đánh mã hiệu Cortex-Axx, trong đó, số xx càng lớn thì vi xử lý càng mạnh. Hãy nhớ mua một chiếc smartphone có vi xử lý 2 nhân Cortex-A9 hoặc 4 nhân Cortex-A7 trở lên.

Camera 8 "chấm" cùng với cảm biến chiếu sáng sau (BSI)

6 điểm cần lưu ý nếu muốn mua smartphone không lạc hậu trong 2 năm tới
Camera đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được của smartphone hiện đại, và công dụng của chúng không chỉ dừng lại ở việc chụp ảnh hay quay video. Các ứng dụng hỗ trợ thực tại ảo (AR), quét thẻ, nhận diện chữ cái và nhận diện cử chỉ khuôn mặt – tất cả đều phụ thuộc vào tính năng camera của smartphone.
Số "chấm" không phải là thông số quan trọng nhất mà là loại cảm biến. Đối với các mẫu smartphone hiện đại, cảm biến chiếu sáng sau (Backside Illuminated Sensor – BSI) là loại tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên để ý tới vi xử lý tín hiệu hình ảnh của điện thoại: Vi xử lý này hoàn toàn có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến chất lượng cuối của ảnh chụp.

GLONASS

6 điểm cần lưu ý nếu muốn mua smartphone không lạc hậu trong 2 năm tới
Bên cạnh GPS, GLONASS đang ngày càng trở nên phổ biến trong những mẫu smartphone được ra đời vào năm nay (trong đó đáng chú ý nhất là các mẫu Xperia của Sony), và xu hướng này có thể tiếp tục trong những năm sắp tới. Lợi thế của GLONASS so với GPS là hệ thống này có thể định vị vị trí của bạn tốt hơn, và trong trường hợp bạn chuyển đổi ứng dụng thì hệ thống này có thể khóa vị trí của bạn lại. 

Kết luận

Có những tính năng không hề có tên trong danh sách này, trong đó đáng kể nhất là NFC và 4G LTE. Lý do là bạn không thực sự cần đến 2 tính năng này. NFC đã trở nên rất phổ biến trong thời gian gần đây, song chúng ta vẫn chưa thực sự thấy tính năng này có ảnh hưởng gì đến trải nghiệm người dùng. 4G LTE có thể sẽ trở nên phổ biến trong các năm tới, song thực tế tốc độ 3G là đủ cho các tác vụ đòi hỏi nhiều băng thông nhất, ví dụ như tải video HD.
Dựa vào các điểm nói trên, một số mẫu điện thoại đảm bảo được gần như tất cả các điểm nói trên là iPhone 5,Galaxy S4 và Nexus 4.
Xem thêm…

Đánh giá Nokia Lumia 820

Thứ Bảy, tháng 5 11, 2013 |

Đánh giá Nokia Lumia 820


Chiến lược Windows Phone của Nokia dường như tập trung chủ yếu vào Lumia 920 và các máy giá rẻ như Lumia 620, 520 và 720, chính vì vậy Lumia 820 hiện diện mờ nhạt trong dòng Lumia. 
Chiếc Lumia 820 được bán ra cuối năm ngoái với giá 11 triệu đồng (hiện giảm giá còn 8,9 triệu đồng) cùng với Lumia 920 và 620. Đây là máy nằm ở khoảng giữa trong bộ ba Windows Phone 8 đầu tiên của Nokia, thấp cấp hơn một chút so với Lumia 920. Máy sử dụng vi xử lý lõi kép 1.5 GHz, nhân đồ họa Adreno 225 và RAM 1 GB tương tự Lumia 920 và HTC 8X. Các yếu tố cơ bản khác như màn hình, camera (trước và sau) và dung lượng bộ nhớ trong đều thấp hơn đàn anh Lumia 920.
Tuy là sản phẩm bị mờ nhạt trong dòng Lumia song Lumia 820 có màn hình độ sáng cao nhìn rõ ngoài trời, màn hình ít bám vân tay, camera cho chất lượng ảnh chụp và quay phim tốt, có khe cắm thẻ nhớ ngoài và trải nghiệm mượt mà, ưu thế quen thuộc của các máy Windows Phone.
Thiết kế phần cứng
Khác với Lumia 920, 900 và 800 sử dụng thân máy nguyên khối, Lumia 820 có thể tháo rời vỏ và được nhà sản xuất tặng kèm một vỏ màu khác để thay đổi. Vỏ nắp lưng của máy được làm từ nhựa polycarbonate cứng cáp và có bề mặt sơn bóng trông bắt mắt nhưng có cảm giác trơn tay khi cầm.
Nokia Lumia 820
Vỏ mặt sau của Lumia 820 làm từ nhựa polycarbonate bóng, có thể tháo rời
Vỏ máy được thiết kế ốp rất khít với thân máy, không có khe hở nào và cũng có vị trí nào dành để tháo vỏ mặt sau. Vì vậy, việc tháo vỏ máy tương đối chật vật nếu không chú ý tới hướng dẫn của nhà sản xuất. Theo hướng dẫn của Nokia, bạn dùng tay trái giữ chặt thân máy sau đó dùng tay phải ấn mạnh vào góc trên bên phải màn hình tháo được vỏ máy dễ dàng.
Nokia Lumia 820
Nokia hướng dẫn tháo vỏ máy từ góc trên bên phải
Với thân máy dày 9.9 mm và nặng 160g, Lumia 820 là smartphone nặng nề so với các máy có kích cỡ tương tự hiện nay thường chỉ nặng 120-140g, ví dụ chiếc HTC 8X cũng có màn hình 4.3 inch chỉ nặng có 130g. Những người thích cảm giác đầm tay sẽ thấy trọng lượng này là bình thường nhưng những người quen dùng smartphone mỏng nhẹ sẽ cảm thấy Lumia 820 "thừa cân".
Nokia Lumia 820
Cảm giác cầm Lumia 820 trên tay hơi trơn nhưng vẫn đầm tay
Các cổng và nút kết nối trên máy không khác gì với các máy Lumia và máy Windows Phone khác. Máy cũng có nút chụp ảnh vật lý (bấm vào kích hoạt ứng dụng camera cả khi máy đang bị khóa màn hình) nằm ở cạnh phải cùng nút nguồn và tăng giảm âm lượng. Đỉnh máy chứa giắc cắm tai nghe, còn cổng sạc/truyền dữ liệu được đưa xuống cạnh đáy máy. Về độ tiện dụng, việc đặt nút nguồn/khóa màn hình - nút hay dùng nhất - ở cạnh phải sẽ dễ bấm hơn là đưa lên đỉnh máy như nhiều smartphone Android hiện nay. Hơn nữa, các nút vật lý trên Lumia 820 hoạt động nhạy và dễ bấm.
Nokia Lumia 820
Các cạnh của máy
Ở phía mặt trước cũng là những thứ rất quen thuộc với các điện thoại Windows Phone. Bên cạnh camera VGA để đàm thoại video và các cảm biến tiệm cận, ánh sáng ẩn ở phía trên, phía dưới màn hình của máy là ba phím điều khiển cảm ứng quen thuộc: Back, Start và Search (mở ra trang tìm kiếm Bing). Các phím này đều có rung phản hồi nhưng có điểm hạn chế là không cung cấp lựa chọn cho người dùng tắt rung phản hồi nếu muốn.
Nokia Lumia 820
Ba phím cảm ứng quen thuộc trên điện thoại Windows Phone
Ở phía mặt sau, Lumia 820 được trang bị camera 8 megapixel cùng hai đèn LED flash trợ sáng, pin dung lượng 1650mAh, khe microSIM và khe cắm thẻ nhớ. Khe MicroSIM của máy sử dụng cơ chế "đẩy và khóa" giống như khe cắm thẻ nhớ, khi lắp phải đẩy SIM đến khi có tiếng "tách" nhẹ. Về lưu trữ, Lumia 820 có bộ nhớ trong 8GB nhưng có thêm khe cắm thẻ nhớ ngoài để mở rộng dung lượng.
Nokia Lumia 820
Khe microSIM (ô màu xanh) và khe cắm thẻ nhớ MicroSD (ô màu đỏ)
Nokia Lumia 820
Lumia 820 sử dụng pin 1650 mAh.
Màn hình
Màn hình AMOLED "nịnh mắt" và giao diện đầy màu sắc của hệ điều hành Windows Phone thực sự là một sự kết hợp rất ăn khớp. Điều này thể hiện rõ rệt trên chiếc Lumia 820. Màn hình 4.3 inch của máy thừa hưởng từ chiếc Lumia 900 trước đây hiển thị hình ảnh sống động và chống chói tốt, dễ nhìn khi dùng ngoài trời. Về độ sắc nét, màn hình của Lumia 820 không mịn như màn hình HD trên chiếc HTC 8X. Tuy vậy, góc nhìn màn hình cũng rất rộng, màu sắc không bị thay đổi khi nhìn vào ở các góc khác nhau.
Nói chung, đây là màn hình không tồi dù xét về thông số thì nó thua kém các smartphone cùng tầm giá hiện nay. Màn hình của Lumia 820 có độ phân giải 800x480 pixel, tương tự độ phân giải của Lumia 620 nhưng do màn hình lớn nên mật độ điểm ảnh thấp hơn, chỉ có 217 ppi so với 246 ppi của Lumia 620 và 242 ppi trên màn hình của HTC 8X.
Nokia Lumia 820
Màn hình Lumia 820 độ phân giải khiêm tốn nhưng khá mịn, độ sáng cao và chống lóa tốt
Tương tự như Lumia 920, Nokia bổ sung chế độ màn hình cảm ứng siêu nhạy cho chiếc Lumia 820. Khi bật chế độ siêu nhạy, bạn có thể dễ dàng điều khiển màn hình cảm ứng ngay cả khi đang đeo găng tay. Chất lượng cảm ứng trên màn hình rất nhạy với các thao tác vuốt chạm và gõ chữ trên bàn phím ảo. Tuy vậy, có một vấn đề nhỏ là người dùng không có lựa tắt rung phản hồi của ba phím cảm ứng.
Hệ điều hành và ứng dụng
Nokia Lumia 820
Windows Phone 8 sử dụng màn hình Start với các ô Live Tile có nhiều kích cỡ hơn
So với Windows Phone 7.5 trên các điện thoại Lumia thế hệ đầu tiên (Lumia 610, 710, 800 và 900), Windows Phone 8 là bản nâng cấp toàn diện cả về khả năng hỗ trợ phần cứng cũng như phần mềm. Cụ thể Windows Phone 8 đã hỗ trợ chip xử lý đa lõi, màn hình độ nét cao đồng thời hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ ngoài. Về phần mềm, những cải tiến của Windows Phone 8 không thể hiện ra bên ngoài mà là ở nhân hệ điều hành (kernel). Thay vì sử dụng chung nhân hệ điều hành Windows CE giống như Windows Phone 7.5, Windows Phone 8 đã sử dụng nhân hệ điều hành Windows 8 dùng trên máy vi tính. Đó cũng là lý do vì sao các điện thoại Windows Phone 7.5 sẽ không thể nâng cấp lên Windows Phone 8 vì không dùng chung nhân hệ điều hành.
Ngoài các thay đổi về nhân hệ điều hành, Windows Phone 8 cũng khắc phục được một số thiếu sót của Windows Phone 7.5 như bổ sung thêm cơ chế tự động cập nhật phần mềm qua OTA, chụp ảnh màn hình (bấm đồng thời hai phím Nguồn và phím Windows) và lưu trữ USB giống điện thoại Android. Trong số này, cải tiến có ý nghĩa lớn nhất đối với người dùng là chế độ lưu trữ USB thuận tiện. Người dùng Windows Phone 8 không còn phải lệ thuộc hoàn toàn vào phần mềm đồng bộ Zune mỗi khi muốn sao chép nhạc, phim và hình ảnh giữa máy vi tính và điện thoại như trước đây nữa. Bạn chỉ cầm cắm cáp USB vào máy tính, mở My Computer lên sẽ nhìn thấy hai ổ đĩa lưu trữ là bộ nhớ trong và thẻ nhớ ngoài để sao chép dữ liệu.
Bên cạnh đó, các ô Live Tile trên Windows Phone 8 cũng được cải thiện so với Windows Phone 7.5. Các ô Live Tiles hơn có nhiều kích cỡ hơn, có thể thay đổi kích cỡ cũng như vị trí trên màn hình Start.
Nokia Lumia 820
Khi xoay máy theo chiều ngang, bàn phím ảo bị co ngắn lại ở hai đầu
Tuy vậy, Windows Phone 8 vẫn còn một số hạn chế. Bàn phím tiếng Việt của Windows Phone 8 chưa hỗ trợ nhập liệu theo kiểu gõ Telex và VNI quen thuộc với người dùng Việt Nam. Muốn gõ tiếng Việt, người dùng phải gõ trực tiếp các chữ cái "â, ê, ư..." và các dấu "`, ', ? ~, ." trên bàn phím nên lạ lẫm và hơi khó chịu với hầu hết người dùng Việt Nam đã quen với kiểu VNI và Telex. Tuy vậy, bàn phím ảo tiếng Việt của Windows Phone 8 có khả năng đoán từ tốt và nếu dùng quen thì việc gõ nội dung cũng không phải là quá chậm.
Nokia Lumia 820
Màn hình khóa với nhiều thông tin như ngày, giờ, tình trạng pin/sóng và thông báo tin nhắn/ email mới
Một điểm hạn chế nữa của Windows Phone 8 là sự thiếu vắng thanh thông báo (Notification bar). Có thể bạn sẽ cho rằng các ô Live Tiles chính là thanh thông báo rồi nhưng thực tế bạn sẽ không thể đẩy hết ứng dụng ra màn hình chủ được. Nếu đẩy quá nhiều ứng dụng màn hình chủ, việc kéo màn hình để theo dõi tin cập nhật rất là bất tiện so với thanh thông báo trên Android và iOS: chỉ cần quét một chạm để mở thanh thông báo, nội dung nào quan tâm thì bấm vào còn không thích thì xóa đi, rất là tiện lợi. Hy vọng, vấn đề này sẽ sớm được bổ sung trong phiên bản cập nhật tới của Windows Phone.
Không giống như điện thoại Android, iOS và Symbian, cột báo sóng và cột báo pin của Windows Phone 8 chỉ xuất hiện cố định trên màn hình khóa, nên bất tiện khi muốn theo dõi tình trạng pin và sóng. Tuy vậy, vấn đề cột báo pin có thể giải quyết bằng cách cài thêm ứng dụng miễn phí Battery Meter từ kho ứng dụng Windows Phone Store và đưa nó ra màn hình chủ.
Để tăng sức hấp dẫn của người dùng đối với các điện thoại Lumia chạy Windows Phone 8, Nokia cũng đưa vào Lumia 820 một số ứng dụng độc quyền của hãng như bản đồ Nokia Maps, tính năng dẫn đường Nokia Drive (có chứa toàn bộ bản đồ chi tiết tại Việt Nam) và Nokia City Lens giúp tìm kiếm và hiển thị thông tin chi tiết như địa chỉ, số điện thoại các địa điểm gần vị trí của bạn bằng cách quét camera xung quanh.
Nokia Lumia 820
Nokia City Lens cung cấp tên các địa điểm xung quanh khu vực bạn đang đứng
Nokia Lumia 820
Bạn có thể tra cứu nhanh các địa điểm như bến xe, nhà hàng, điểm mua sắm khi dùng Nokia City Lens
Nokia Lumia 820
Một số ứng dụng chụp ảnh bổ sung (Lens) trên Lumia 820
Ngoài ra Nokia cũng cung cấp bộ ứng dụng liên quan tới chụp ảnh bao gồm: Smart Shoot giúp chụp nhiều bức ảnh cùng lúc để chọn ra bức ảnh đẹp nhất của từng người trong nhóm và ghép với nhau; Cinemagraph là ứng dụng giúp tạo ra những bức ảnh động như vẫy tay, lắc đầu hay chớp mắt và Creative Studio để chỉnh sửa ảnh nhanh.
Thú vị hơn cả là PhotoBeamer cho phép hiển thị ảnh từ điện thoại Lumia 820 lên trên các thiết bị có trình duyệt web như máy tính bảng và laptop. Để làm điều này bạn cần chạy ứng dụng, truy cập vào Photobeamer.com trên trình duyệt máy khác, quét mã QR xuất hiện trên màn hình với Lumia 820 của bạn và hình ảnh của bạn sẽ xuất hiện trên trang web đó. Photobeamer là ứng dụng miễn phí dành cho cả Windows Phone 7.5 và Windows Phone 8, tải về từ Windows Phone Store.
Nokia Lumia 820
Facebook tích hợp sâu vào các ứng dụng quan trọng trên điện thoại Windows Phone 8
Mạng xã hội Facebook được tích hợp sâu vào Windows Phone 8. Bạn có thể tiếp cận Facebook từ nhiều ứng dụng quan trọng trên máy như People, ảnh Photos cho tới danh bạ, tin nhắn và lịch. Một điểm mới trên Windows Phone 8 là bạn có thể lập ra các nhóm bạn bè Facebook (Groups) bạn muốn theo dõi sát sao hơn và lập các phòng riêng (Rooms) để chat với nhau cũng như chia sẻ hình ảnh, phim và lịch công việc. Ngay từ ứng dụng Photos, bạn cũng có thể chia sẻ ảnh trực tiếp hoặc xem ảnh từ Facebook của bạn bè rất nhanh chóng.
Tuy nhiên, ứng dụng Facebook tích hợp trong Windows Phone 8 cũng có một hạn chế lớn là chưa có tính năng tag bạn bè vào bình luận. Nếu giải quyết được yếu điểm yếu này, Windows Phone 8 sẽ là nền tảng xã hội ấn tượng. 
Nokia Lumia 820
Phần mềm văn phòng Office phiên bản dành cho di động và trình duyệt web Internet Explorer 10 là đặc sản của điện thoại Windows Phone 8. Bộ phần mềm văn phòng di động Office bao gồm các ứng dụng quen thuộc Word, Excel, PowerPoint và phần mềm tạo ghi chú OneNote. Các ứng dụng này được kết nối thông suốt với dịch vụ lưu trữ đám mây SkyDrive của Microsoft giúp bạn dễ dàng sao lưu dự phòng các tài liệu để phục hồi trong trường hợp không may làm mất thiết bị. Tuy nhiên do hạn chế trong việc gõ tiếng Việt trên Windows Phone 8 nên các ứng dụng văn phòng này chỉ phù hợp khi cần xem văn bản hơn là dùng cho việc soạn thảo.
Camera
Nokia Lumia 820
Lumia 820 có camera mặt trước độ phân giải VGA và camera mặt sau độ phân giải 8 megapixel, khẩu độ f/2.2, đèn LED Flash kép, ống kính Carl Zeiss và quay phim Full HD nhưng không có công nghệ chống rung quang học OIS như trên Lumia 920.
Giao diện phần mềm chụp ảnh và quay phim của Lumia 820 khá đơn giản và trực quan. Các điều chỉnh nằm bên phải màn hình hiển thị từ trên xuống dưới bao gồm: Tùy chọn, quay phim, camera trước, Flash và Lenses (truy cập tới ứng dụng chụp ảnh trên kho Windows Phone Store). Ứng dụng camera trên Lumia 820 cung cấp nhiều chế độ thiết lập như chế độ chụp, hiệu ứng, cân bằng trắng, phơi sáng, độ tương phản và ISO. Điều lạ là bạn không thể chỉnh được độ phân giải của ảnh chụp nhưng vẫn có thể lựa chọn độ phân giải khi quay phim (mặc định là HD 720p). Điện thoại này cũng không có cơ chế chụp ảnh liên tục, mỗi lần bấm phím chụp ảnh hoặc bấm giữ trên màn hình cảm ứng chỉ chụp được một ảnh. Máy chỉ có tính năng Smart Shoot (chụp ảnh thông minh), chụp liên tục 5 bức ảnh và chọn ra bức ảnh ưng ý nhất.
Về chất lượng, ảnh chụp từ điện thoại Lumia 820 ở mức khá. Trong điều kiện ánh sáng tốt, camera 8 megapixel của máy cho ra những bức ảnh sắc nét, màu sắc tươi sáng và ít nhiễu, nhất là khi chụp cận cảnh. Với những bức ảnh chụp toàn cảnh, các chi tiết ở xa vẫn tương đối rõ nét. Tốc độ lấy nét nhanh, phơi sáng tốt và màu sắc sinh động là những gì chúng tôi thích ở máy ảnh Lumia 820 này. Tuy không được trang bị chống rung quang học OIS và cảm biến BSI nhưng ảnh chụp ngoài trời trong điều kiện thiếu sáng vẫn khá tốt. Phím cứng chụp ảnh có độ phản hồi tốt và dễ bấm.
Nếu phải quay phim trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn có thể bật thêm đèn Flash phía sau để trợ sáng. Tốc độ lấy nét khi quay phim khá nhanh, hình ảnh chuyển động mượt mà. Các clip Full HD quay từ Lumia 820 có bitrate rất cao (20.043kbps) với tốc độ khung hình 29fps nên có độ chi tiết cao và tốc độ chuyển động nhanh.
Một số hình ảnh và clip quay từ camera chính của máy Lumia 820:
Nokia Lumia 820
Nokia Lumia 820
Nokia Lumia 820

Clip độ phân giải Full HD quay ban ngày
Clip độ phân giải Full HD quay buổi tối
Hiệu năng hoạt động
Đánh giá điện thoại Nokia Lumia 820
Xét về cấu hình, điện thoại Windows Phone 8 mạnh hơn nhiều so với các điện thoại Windows Phone 7.5 do được trang bị chip xử lý đa lõi, bộ nhớ RAM lớn hơn và màn hình lớn có độ phân giải cao hơn. Như vậy, dù giá bán rẻ hơn Lumia 920 và HTC 8X nhưng Lumia 820 vẫn có cấu hình tương đương về chip xử lý và dung lượng bộ nhớ RAM nên hiệu năng hoạt động của điện thoại này sẽ không khác nhiều so với hai sản phẩm kia.
Trong suốt quá trình sử dụng, chúng tôi nhận thấy hiệu năng hoạt động của chiếc Lumia 820 thực sự ấn tượng. Các thao tác từ cơ bản nhất như mở khóa màn hình, vuốt dọc màn hình Start, màn hình ứng dụng cho tới các tác vụ nặng hơn như chơi game, lướt web, xem phim Youtube và chạy/thoát các ứng dụng đều rất nhanh nhẹn và không có độ trễ. Có cảm giác chiếc Lumia 820 đem lại cảm giác sử dụng mượt mà hơn hẳn so với các điện thoại Android dùng chip lõi tứ như LG Optimus Vu.
Trong thực tế sử dụng, chúng tôi cảm thấy hài lòng với Lumia 820 vì điện thoại này xử lý các tác vụ trơn tru và gần như không có độ trễ. Các chức năng thường dùng nhiều nhất trên smartphone như nghe nhạc, xem phim và chơi game đều được Lumia 820 thể hiện tốt. Loa ngoài của điện thoại này có âm lượng khá lớn, đồng thời loa nằm ở đáy máy nên không bị cản âm khi cầm cũng như đặt trên bàn. Khi xem phim trên Youtube hoặc xem lại các video clip Full HD quay từ máy thì máy chạy tốt, không gặp phải hiện tượng giật hình. Tôi cũng chơi thử một vài game miễn phí trên điện thoại này như Fruit Ninja, AE 3D Motor và Bubble Birds 2, nhận thấy các chuyển động không bị giật, đồng thời màu sắc cũng rất tươi sáng. Lướt web trên trình duyệt IE 10 của Windows Phone 8 cho tốc độ tải trang nhanh, nội dung trang web hiển thị rõ ràng nhờ màn hình có độ tương phản và độ sáng cao là ưu điểm của điện thoại này.
Để đánh giá hiệu năng hoạt động của Lumia 820, chúng tôi sử dụng một số phần mềm benchmark miễn phí có trên kho ứng dụng Windows Phone. Các kết quả benchmark cho thấy hiệu suất của Lumia 820 tương đương với các điện thoại Windows Phone 8 cao cấp như Lumia 920 và HTC 8X. Với phần mềm PhoneMark, Lumia 820 đạt 1020 điểm, còn nhỉnh hơn một chút so với Samsung Ativ S, HTC 8X và Lumia 920 (theo cơ sở dữ liệu có sẵn trên phần mềm).
Nokia Lumia 820
Lumia 820 đạt 11.790 điểm trong bài test hiệu năng Antutu
Nokia Lumia 820
Lumia 820 đạt 385 điểm với bài test lướt web HTML5
Nokia Lumia 820
Đánh giá hiệu năng tổng thể Lumia 820 đạt 1020 điểm với PhoneMark
Nokia Lumia 820
Multibench 2 cũng cho thấy Lumia 820 là điện thoại có hiệu năng xử lý cao
Pin của Lumia 820 có dung lượng 1650mAh và là loại pin rời. Tôi sạc đầy pin cho Lumia 820 lúc 19 giờ tối, sau đó tôi thực hiện hơn chục cuộc gọi với thời lượng mỗi cuộc khoảng vài phút và lướt web, truy cập Facebook qua WiFi khoảng 40 phút, chơi game Fruit Ninja 15 phút, chụp khoảng 40 ảnh tấm ảnh và quay một video clip độ phân giải Full HD thời lượng 15 phút, thì pin còn 40%. Với mức pin còn lại, tôi tiếp tục để máy hoạt động qua đêm, sáng hôm sau gọi và nhận khoảng 10 cuộc gọi, gửi đi gần chục tin nhắn và kiểm tra Facebook, Gmail trong 10 phút thì tới 12 giờ trưa máy báo pin yếu và chuyển sang chế độ tiết kiệm điện. Như vậy, với mức độ sử dụng máy nhẹ nhàng hơn thì Lumia 820 có thể sử dụng được từ một ngày rưỡi tới hai ngày mới phải sạc lại pin.
Nokia Lumia 820
Qualcomm gần đây đã chính thức ra mắt công nghệ Quick Charge 1.0 tích hợp trong các điện thoại sử dụng chip xử lý Snapdragon (trong đó có Lumia 820 và 920). Với công nghệ này, thời gian sạc pin cho thiết bị di động sẽ được rút ngắn lại từ hơn 4 giờ xuống chỉ còn chưa đầy 3 giờ.
Nokia Lumia 820
Thông tin cho thấy sau 13 giờ ở chế độ chờ tính từ lần sạc pin gần nhất, Lumia 820 chỉ sụt 1% pin
Một điểm đáng khen ngợi Lumia 820 đó là khi điện thoại để ở chế độ chờ (không bật màn hình, không có ứng dụng chạy nền, không bật kết nối mạng 3G/WiFi) sẽ tiêu tốn pin gần như không đáng kể. Cụ thể tôi sạc đầy pin lần cuối cách đây 13 giờ, từ lúc sạc đầy đến nay tôi không thực hiện cuộc gọi, nhắn tin hay sử dụng các chức năng của máy và máy báo còn 99% pin.
Kết luận
Hệ điều hành Windows Phone 8 là một cải tiến vượt trội so với Windows Phone 7.5 xét về khía cạnh hỗ trợ phần cứng cao cấp cũng như những cải tiến về phần mềm. Điều này càng làm cho ưu thế trải nghiệm mượt mà của Windows Phone được cải thiện, nhất là trên các máy có cấu hình cao như Lumia 820. Tuy không phải là sản phẩm nổi bật như Lumia 920 song Lumia 820 là sản phẩm dành cho những người thực dụng. Máy có hầu hết ưu điểm quan trọng của Lumia 920 như camera chất lượng, màn hình sáng và xem rõ ngoài trời, hiệu năng phần cứng nhanh nhẹn... trong mức giá rẻ hơn khoảng 3 triệu đồng.
Như vậy, nếu thích một chiếc Windows Phone có những trải nghiệm tốt với chi phí rẻ mà không câu nệ quá về hình thức (Lumia 920 có thiết kế đẹp hơn Lumia 820) thì Lumia 820 là một sự lựa chọn. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, Lumia 820 đang có một đối thủ đáng gờm khác là HTC 8X, sản phẩm vừa được giảm giá sốc từ mức giá 13 triệu xuống còn hơn 8 triệu đồng, rẻ hơn cả Lumia 820 trong khi có cấu hình tương tự và hình thức bắt mắt hơn.
Theo  vnreview
Xem thêm…

7 lầm tưởng tai hại về chip di động

Thứ Bảy, tháng 5 11, 2013 |

7 lầm tưởng tai hại về chip di động


Hiện nay trên thị trường tràn ngập vô số các sản phẩm di động. Và mỗi thiết bị này lại mang đến những lời quảng cáo rất “bùi tai” hay "thần thánh hóa" lên nhiều lần như chạy chip lõi tứ, lõi tám, mát và tiết kiệm điện. Người tiêu dùng thực sự như lạc vào một “mê cung” và có thể sẽ lựa chọn bằng cảm tính, bằng thương hiệu hay căn cứ vào giá cả.
Nhưng thực tế sử dụng lại không như lời quảng cáo. Nhiều người dùng thắc mắc tại sao thiết bị của tôi chạy chip lõi tứ mà vẫn giật và nóng, pin lại nhanh hết vậy. Trong khi đó vẫn có những sản phẩm chạy chip lõi kép rất mượt. Nguyên nhân của vấn đề này có thể đến từ nhiều khía cạnh khác nhau nhưng thực sự con chip sử dụng trong mỗi thiết bị sẽ đóng vai trò không nhỏ trong bức tranh tổng thể chung này.
Dưới đây là 7 sai lầm thường gặp nhất mà người dùng hay lầm tưởng về chip di động:

Lầm tưởng số 1: Chip lõi tứ mạnh hơn chip lõi kép

Trung tâm vận hành trên các thiết bị di động hiện nay chủ yếu nằm ở các con chip ARM (Intel cũng đang ra nhập cuộc chơi với một số mẫu chip x86 nhưng số lượng này không đáng kể). Những con chip do ARM thiết kế thường bao gồm một hệ thống vận hành tinh vi và có tên gọi là SoC. Chúng được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị Android, điện thoại Windows Phone và thậm chí cả iPhone 4S của Apple. Hiện nay, ARM còn cấp giấy phép sản xuất chip (cả các hướng dẫn tinh chỉnh chi tiết) cho các nhà sản xuất khác để họ có thể phát triển những mẫu chip cho riêng mình.
ARM sẽ thiết kế những con chip khác nhau với một số loại kiến trúc cơ bản như A8, A9 và A15. Mức độ hiện đại cũng như hiệu năng chip ứng với những kiến trúc này cũng tăng dần. Nick DiCarlo, phó chủ tịch kế hoạch sản phẩm của Samsung nói: “Phải so sánh kiến trúc của mỗi chip trước khi so sánh các SoC”, “Một chip lõi đơn Cortex-A9 sẽ mạnh hơn chip lõi đơn A8”. Trong khi đó, chip Tegra 3 của Nvidia lại nổi tiếng nhờ được thiết kế thêm lõi thứ 5 công suất thấp đảm trách nhiệm vụ chạy nền hay cập nhật ứng dụng. Còn triết lý của Qualcomm lại tự hào với việc sản xuất ra các vi xử lý lõi kép nhưng cho hiệu năng cao hơn cả một số chip lõi tứ của đối thủ. Theo lý thuyết, một bộ xử lý lõi kép A15 vẫn có thể cho hiệu năng tốt hơn bộ xử lý lõi tứ A9.
Đó là lý do tại sao HTC lại có thể phát hành tới 2 mẫu One X cho các thị trường khác nhau. Họ bán ra phiên bản toàn cầu sử dụng chip lõi tứ Tegra 3 của Nvidia dựa trên kiến trúc Cortex-A9 còn phiên bản phát hành tại Mỹ lại chọn chip lõi kép Qualcomm Snapdragon S4 kiến trúc ARMv7. 2 thiết bị này cho hiệu năng gần như tương đương nhau.
Do đó, bí mật hiệu năng của các con chip không nằm ở tốc độ xung nhịp hay số lõi mà đó là nền tảng kiến trúc cấu thành.

Lầm tưởng số 2: Tăng số lõi lên gấp đôi kéo theo hiệu năng cũng tăng gấp đôi

Có thể CPU quyết định rất nhiều đến hiệu năng của thiết bị nhưng không phải tất cả. Nhiều người lầm tưởng rằng cùng một thiết bị di động nhưng nếu tăng số lõi lên gấp đôi (cùng sử dụng một kiến trúc) thì hiệu năng cũng cải thiện với số lần tương tự. Nhưng câu trả lời là hiệu năng sẽ tăng nhưng chỉ một phần bởi các thành phần khác như bộ nhớ RAM, nhân đồ họa GPU hay dung lượng lưu trữ không được cải thiện đồng bộ.

Lầm tưởng số 3: Chip lõi tứ có cả 4 lõi cùng làm một việc nên tốc độ xử lý nhanh hơn

Bạn không nên hi vọng việc sở hữu một bộ xử lý đa lõi sẽ giúp chạy tốt mọi ứng dụng. Để làm được điều này cần một sự tương thích chặt chẽ giữa phần mềm và phần cứng. Các vi xử lý lõi tứ vẫn giúp xử lý công việc tốt hơn nhưng không phải là tuyệt đối. Đó là bởi vì dù có bao nhiêu lõi khi xử lý các công đoạn vẫn cần sự trợ giúp của phần mềm.
Một hệ điều hành có hỗ trợ "đa luồng", sẽ gán cho mỗi lõi xử lý một phân đoạn của công việc. Các nhà sản xuất thiết bị cũng phải thêm một số lớp phần mềm để giúp phần cứng và hệ điều hành “giao tiếp” tốt hơn. Greg Sullivan, giám đốc sản phẩm của Microsoft đã từng nói: “Đa lõi sẽ không giúp gì nhiều trong một thế giới mà các ứng dụng không tương thích”. Đúng như vậy, việc thêm vào các đoạn code để hỗ trợ cho các vi xử lý đa lõi tìm“đúng người đúng việc” là một công việc không thể thiếu của các lập trình viên phần mềm giúp mỗi ứng dụng có thể tận dụng tốt nhất sức mạnh của vi xử lý.
Nhưng như đã nhấn mạnh trước đó, mỗi lõi có một công việc nhất định chứ chúng không luôn luôn cùng làm một việc trong một khoảng thời gian. Chẳng hạn, nếu bạn muốn tải một video clip từ YouTube hoặc ESPN. Dòng video không dễ bị phá vỡ. Công việc này không dễ dàng phân chia cho nhiều lõi làm việc và sau đó tập hợp lại. Chỉ có duy nhất một lõi thực hiện việc up video, trong khi đó, những lõi còn lại có thể đảm nhiệm một số việc khác như chạy nền, gửi mail...
Đó cũng là sự lý giải cho tại sao những thiết bị Android hiện nay dù có phần cứng rất mạnh nhưng độ mượt trên giao diện hay chạy ứng dụng vẫn đôi khi bị lag so với điện thoại Windows Phone hay iPhone của Apple. Sự phân mảnh đã khiến các nhà viết phần mềm cho Android gặp những khó khăn nhất định khi tạo code tương thích với phần cứng.

Lầm tưởng số 4: Chip lõi tứ tốn điện hơn chip lõi đơn

Màn hình, CPU và các radio thu phát tín hiệu di động thường là những bộ phận tiêu tốn nhiều pin hơn cả. Nhiều độc giả đã chia sẻ với chúng tôi liệu rằng lõi hơn sẽ tiết kiệm pin, và điện thoại lõi tứ sẽ tiêu hao pin nhanh hơn. Điều đó có đúng không?
Trong bộ xử lý Tegra 3, không hẳn mọi nhiệm vụ đều cần sự có mặt của cả 4 lõi chính và 1 lõi tiết kiệm điện. Đã có sự phân công rất rõ ràng. Trong khi đó, một vi xử lý lõi đơn sẽ phải gánh vác tất cả mọi nhiệm vụ từ chạy nền, chạy ứng dụng hay lướt web. Việc đảm trách cùng lúc rất nhiều hoạt động không những khiến chip lõi đơn xử lý chậm hơn mà thời gian kéo dài còn gây ra những sự “căng thẳng” quá mức dẫn tới hao phí năng lượng không đáng có.

Lầm tưởng số 5: SoC mạnh chỉ cần CPU tốt

Hiện nay, các SoC không chỉ bao gồm CPU mà còn được tích hợp kèm nhiều chip ngoại vi khác tạo thành một hệ thống gắn kết. SoC là chữ viết tắt cho System on a chip, hay System on Chip. Theo nghĩa đen, nó là "cả hệ thống trên một con chip". Hầu hết những con chip di động mà bạn nghe nói tới như Qualcomm Snapdragon, NVIDIA Tegra, Samsung Exynos, Huawei K3V2,… đều là SoC, và tất nhiên, chúng cũng chính là thứ được dùng trong smartphone, tablet. Thậm chí có một số máy tính xách tay cũng dùng SoC nữa.
Một SoC cơ bản thường có những thành phần sau: Vi xử lí hay nhân xử lí tín hiệu, các khối bộ nhớ (có thể là RAM, ROM, EEPROM hay bộ nhớ flash), bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự và ngược lại, bộ xử lí đồ họa, chip cầu bắc, chip cầu nam, bộ kiểm soát bộ nhớ,… Hiệu quả hoạt động của các mô-đun riêng biệt này đều có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống như một tổng thể thống nhất. Nếu SoC của bạn sở hữu CPU lõi tứ kiến trúc A15 nhưng GPU, chip hình ảnh hay chip nhớ không tốt thì tình trạng “nghẽn cổ chai” là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Lầm tưởng số 6: Đa nhiệm “vô đối”

Hiện tại, các vi xử lý lõi tứ được tập trung vào hệ điều hành Android, mặc dù iPhone 5 và tương lai hệ điều hành Windows Phone cũng có khả năng hỗ trợ đa lõi.
Cách đây không lâu, người dùng luôn tỏ ra hoài nghi về việc trong khi các thiết bị Android đã sử dụng chip lõi tứ để hỗ trợ chạy đa nhiệm, game 3D thì Apple và Microsoft vẫn chỉ sử dụng chip lõi kép cho các thiết bị chạy hệ điều hành của mình. Sự tụt hậu về mặt hiệu năng được nhiều người cảnh báo trước.
Nhưng cuối cùng điều đó đã không xảy ra, Nokia Lumia 920 và HTC Windows Phone 8X đã dạy cho chúng ta một bài học: “Nên đánh giá hiệu suất dựa trên trải nghiệm thực tế, không phải trên các tiêu chuẩn lý thuyết”.
Microsoft khẳng định hoạt động dựa trên tính hiệu quả của hệ điều hành có thể quản lý công việc và xử lý chúng như thế nào. Apple và Microsoft không đặt nặng vào đa nhiệm như Google đã làm với Android. iOS và Windows Phone muốn tập trung nguồn lực vào từng ứng dụng mà người dùng đang chạy trên màn hình còn chế độ nền không hẳn đã cần thiết. Hệ điều hành với cách quản lý riêng sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất thực tế.
Nhưng các thiết bị Android cao cấp lại có sự “phản bác” lại quan điểm của Microsoft. Họ cho rằng đa nhiệm sẽ giúp người dùng làm được nhiều công việc hơn cùng một lúc. Như bạn có thể vừa nhắn tin vừa xem video hay thậm chí cả lướt web nữa. Một thiết bị chạy vi xử lý lõi tứ hoàn toàn có thể đảm nhiệm 4, 5 tác vụ cùng lúc.
Nhưng cái này còn tùy thuộc quan điểm của từng cá nhân, bạn có chắc chắn phải vừa nhắn tin vừa xem video được không? Bởi thực sự bộ não con người rất khó tập trung vào 2 đến 3 công việc đồng thời.

Lầm tưởng số 7: Benchmark luôn đúng

Kết quả benchmark chỉ là một con số mang tính thống kê được tính toán từ hàng chục phép đo riêng biệt khác nhau và tổng hợp lại. Con số cuối cùng thường được mang ra làm phương tiện so sánh định lượng. Tất nhiên, tính tham chiếu của nó là hoàn toàn có căn cứ và độ chính xác nhất định dựa trên thực nghiệm khoa học. Nhưng benchmark không phản ánh được toàn bộ hiệu năng thực tế của thiết bị.
Vài năm trước đây so với PC, chip di động chẳng là gì, thế nhưng hiện nay các nhà sản xuất đã đem tới những con chip mobile với sức mạnh vượt trội. Tuy nhiên, khi gắn những dòng chip này lên di động thì mỗi kết quả lại mỗi khác tùy từng máy. Đơn cử như trường hợp của HTC EVO 3D (hoặc 1 người anh em có cấu hình gần tương tự, chiếc HTC Sensation), với cấu hình chipset 1,2 GHz lõi kép Qualcomm Snapdragon MSSM8660, 1 GB RAM và GPU Adreno 220, tương đương với Samsung Galaxy S2, nó lại có kết quả benchmark thấp hơn khá nhiều. Tại sao?
Một trong những yếu tố gây nên hiện tượng này có thể do chính giao diện người dùng tùy biến (UI) mà các nhà sản xuất điện thoại Android đưa vào thiết bị của mình. HTC EVO 3D sở hữu phiên bản giao diện HTC Sense UI, không những tốn pin mà còn hao bộ nhớ máy. Vì lẽ đó, dễ hiểu tại sao phần mềm benchmark Quadrant lại đánh giá HTC EVO 3D thấp điểm hơn Samsung Galaxy S II vì Touchwiz trên hệ máy này ít ngốn tài nguyên hệ thống hơn.
Ngoài ra, kích cỡ màn hình cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả benchmark. Độ phân giải của màn hình Galaxy S2 chỉ đạt 480x800 pixel trong khi HTC EVO 3D lại chạm mức qHD với độ phân giải 540x960 pixel. Thế nhưng, cũng chính vì có độ phân giải cao hơn nên HTC EVO 3D phải chấp nhận điểm benchmark thấp hơn Galaxy S II vì lý do: số điểm ảnh phải dựng sẽ nhiều hơn, dẫn tới tốc độ khung hình thấp hơn, hệ quả là điểm benchmark sẽ bị thấp đi.
Do đó, chúng ta chỉ nên ghi nhận kết quả benchmark với tính tham khảo tương đối chứ không nên dựa vào đó để “phán xét” thiết bị nào mạnh hơn thiết bị nào. Đó sẽ là một sai lầm mang tính chủ quan.
Theo Genk
Xem thêm…
To Top Page Up Page Down To Bottom Auto Scroll Stop Scroll